SỬ DỤNG
ĐÈN HIỆU QUẢ TRONG
TRÁM
RĂNG
1.
Hậu quả của việc chiếu đèn không đủ:
Việc không cung cập đủ năng lượng cho
việc trùng hợp của composite sẽ làm ảnh hưởng đến mối liên kết giữa resin với
mô răng cũng như những tính chất khác: độ bóng, độ bền màu, độ chịu lực của miếng
trám. Khi chiếu đèn không đủ, miếng trám sẽ không chịu nổi lực nhai và dễ dẫn đến
hở miếng trám, tăng tính nhạy cảm và dễ nhất là xảy ra sâu răng ở bờ nướu của hộp
bên trong xoang II. Phần composite ở đáy hộp bên thường khó trùng hợp nhất vì
chúng nằm cách xa và không nhận đủ năng lượng của ánh sáng từ đèn. Chính vì những
lý do trên mà việc chiếu đèn sai cách có thể dẫn đến thất bại của trám răng đặc
biệt là sự sâu tái phát của bờ nướu ở hộp bên trong xoang II.
2.
Chọn đúng loại đèn trám.
Ngày nay có hai loại đèn được sử dụng.
Một là: loại bóng đèn thạch anh-tungsten-halogen (QTH), có phổ ánh sáng rộng
400nm-500nm. Hai là: đèn điốt phát quang (LED). Dạng đèn LED lại có hai dạng
đèn khác nhau đó là dạng đèn LEDs chỉ chứa mỗi ánh sáng xanh với phổ ánh sáng hẹp:
440nm-490nm, và dạng poly LEDs có phổ ánh sáng rộng 390nm-490nm.
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất đã
ngưng sản xuất loại đèn thạch anh-tungsten-helogen vì loại đèn này kém hiệu quả
hơn và cũng dần bị rút khỏi thị trường do quy định pháp luật của một số nước.
Các hướng dẫn sử dụng resin composite
luôn nhắc nhở ta phải dùng ánh sáng với công suất chiếu xạ tối thiểu là
300mW/cm2-400mW/cm2. Đối với bóng QTH, công suất tối thiểu
thường là 600 mW/cm2, một số loại được bổ sung turbo tip thì công suất
còn tăng lên đến 1300 mW/cm2. Nhưng đèn LED có thể cung cấp một công
suất chiếu xạ lớn hơn rất nhiều, và có thể lớn hơn 2000 mW/cm2, và một
số loại poly LED còn có thêm những bóng LED phụ trợ tạo ra ánh sáng ở những bước
sóng bổ sung. Khi sử dụng những loại đèn năng lượng cao như vậy, ta cần chú ý chiếu đúng thời
gian, vì năng lượng quá lớn sẽ tạo ra nhiệt gây ảnh hưởng tủy răng cũng như các
cấu trúc xung quanh nhận năng lượng đó.
3.
Kiểm tra đèn chiếu hằng tuần.
Máy đo độ chiếu xạ được sử dụng trong
nha khoa nhằm mục đích đo năng lượng phát ra từ đầu đèn trám. Ta nên kiểm tra
năng lượng này hằng tuần để phát hiện được bất kì sự thay đổi nào xảy ra đối với
đèn. Tuy vậy, cần hết sức chú ý rằng: khoảng cách giữa đầu đèn và miếng trám là
rất quan trọng. Khoảng cách này càng lớn thì lượng năng lượng hấp thu vào miếng
trám càng nhỏ. Ta có thể thấy điều này rõ ràng khi di chuyển đầu đèn ra xa máy
đo.
4.
Đưa đủ năng lượng vào miếng trám.
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sự thành công của miếng trám đó là đường kính của đầu đèn, hướng đèn và độ chiếu
xạ của đèn.
Đường kính và thiết kế đầu đèn ảnh hưởng
rất nhiều đến miếng trám. Một đầu đèn 8mm thường có thể đáp ứng đủ những yêu cầu
của hầu hết miếng trám. Tuy vậy, một đầu đèn đường kính to hơn nên được sử dụng
khi ta cần chiếu bao phủ bề mặt lớn, ví dụ như đặt sealants hoặc trám composite
lên mặt nhai răng cối lớn vĩnh viễn, hoặc khi chiếu mặt ngoài của răng cửa trước
hàm trên trong veneers sứ, veneers composite. Trong những trường hợp trên, nếu
sử dụng đầu đèn với đường kính nhỏ hơn, ta cần phải chiếu sáng nhiều lần để đảm
bảo sự trùng hợp hoàn toàn của composite.
Thực ra, việc composite trùng hợp và
dính vào mô răng phụ thuộc trực vào năng lượng chúng nhận được, chứ không phải
độ chiếu xạ của ánh sáng. Và năng lượng (Joules/cm2) tính bằng độ
chiếu xạ ánh sáng (mW/cm2) nhân với thời gian chiếu sáng (giây).
Năng lượng tối thiểu cần cho composite resin thường trong khoảng từ 6 J/cm2
– 24 J/cm2 cho mỗi lớp dày 2mm. Vì vậy với đầu đèn có độ chiếu xạ
1000mW/cm2 thì thường được khuyên chiếu trong thời gian 20 giây, để
có thể đạt đến năng lượng 20 J/cm2. Tuy nhiên năng lượng này sẽ
không đạt được nếu đầu đèn bị vấy bẩn hoặc khoảng cách quá xa.
5.
Kĩ thuật lâm sàng khi sử dụng đèn
trám.
- Trước khi sử dụng, cần khử khuẩn đầu
đèn và lau đi những chất bẩn trên bề mặt.
- Chú ý rằng lớp rào cản trên bề mặt
đèn sẽ làm giảm độ chiếu xạ, do đó ta cần tăng thời gian chiếu sáng.
- Bảo vệ mắt bằng kính “loại bỏ ánh
sáng xanh” hoặc tấm bảo vệ (màu cam).
- Đổi vị trí bệnh nhân để vùng trám có
thể được tiếp cận tốt nhất, và bác sĩ cso thể thấy sõ đầu đèn khi chiếu.
- Điều chỉnh vị trí của đèn để chiếu
càng gần bề mặt trám càng tốt.
- Đầu đèn cần được đặt vuông góc với bề
trám, nếu không thể đặt vuông góc, ta cần tăng thời gian chiếu đèn.
- Cần giữ đèn ổn định trong suốt quá
trình chiếu đèn bằng cách sử dụng điểm tựa ở ngón tay.
- Ta có thể bắt đầu chiếu đèn ở khoảng
cách 1mm, sau đó 1 giây thì đưa sát lại bề mặt trám càng gần càng tốt.
- Tăng thời gian chiếu đèn cho những
xoang trám sâu 2-3mm (đặc biệt là xoang trám loại 2).
- Thổi khô răng và bề mặt sau mỗi chu
kì chiếu đèn.
*TÓM TẮT:
- Sử dụng đèn công suất chiếu xạ tối
thiểu: 300-400 mW/cm2, thời gian chiếu phụ thuộc vào hướng dẫn sử dụng
đèn (đối với loại đèn công suất 1000 mW/cm2, thời gian chiếu thường
là 20 giây cho mỗi lớp dày 2mm).
- Đặt tư thế bệnh nhân, vị trí bác sĩ
phù hợp để thấy rõ đầu đèn, đặt đầu đèn vuông góc bề mặt trám, sát với răng nhất
có thể.=> Nếu không thể đạt vị trí vuông góc và khoảng cách phù hợp, cần
tăng thời gian chiếu đèn.
- Sử dụng kính loại bỏ ánh sáng xanh
hoặc tấm chắn để bảo vệ mắt.
- Thổi khô răng sau mỗi chu kỳ chiếu
đèn.
NGUỒN:
dịch từ: Guidelines for Successful Light-Curing, Richard B. Price, BDS, DDS,
MS, PhD; Donna Dickie, CDA; and Howard E. Strassler, DMD. Inside Dental Assisting, July/Aug
2014, Volume 11, Issue 4.
Nhận xét
Đăng nhận xét