Vật liệu trám tạm


TRÁM TẠM
Vật liệu trám tạm là vật liệu được dùng trong trường hợp xoang cần trám phải xử lí trong hơn một buổi hẹn, trong những trường hợp khẩn cấp, khi cần theo dõi xoang sâu, được sử dụng trong quy trình của nội nha. Vật liệu trám tạm có hai tác dụng chính: Một là ngăn cách xoang với môi trường nước bọt, vi khuẩn bên ngoài, bảo vệ trước các tác động vật lí, hóa học bên ngoài, ngăn cản sự nhiễm trùng trở lại và một số vật việu còn có tác dụng chống viêm, giảm đau. Hai là trong quá trình băng thuốc khi chữa tủy, vật liệu giúp thuốc không bị rò rỉ ra bên ngoài.
Vật liệu trám tạm hiện nay có thể kể đến:
1.       Xi măng oxide kẽm có nền calcium sulphate (VD: Cavit)
2.       Xi măng oxide kẽm eugenol (VD: IRM)
3.       Xi măng glass ionomer (VD: Vidrion R)
4.       Chất trám nền chứa dimethacryate (VD: Bioplic)

1)   CAVIT:
Thành phần:
-Zinc oxide
-Calcium sulphate
-Barium sulphate
-Talc
-Ethylene bis(oxyethylene) diacetate
-Zinc sulphate
-Poly(vinyl acetate)

Ưu:
- Dạng kem mịn, dễ đặt vào xoang sâu.
- Có độ bám tốt trên răng
- Vật liệu cứng nhanh khi gặp nước bọt, độ khít sát tốt, không bị bội nhiễm, che phủ bờ xoang hoàn toàn.
- Cản quang, giúp dễ kiểm soát kết quả điều trị.
- Che phủ bờ xoang hoàn toàn.
- Không chất eugenol, không ảnh hưởng miếng trám composite sau này.

Nhược điểm:
- Khi sử dụng cavit trên ngà răng sống có thể gây phản ứng làm đau nhức. Do cavit hấp thụ nước làm tăng khối lượng lên đến 18%, và có khả năng hút ngược nước từ tủy vào miếng trám (do vậy có lời khuyên cho rằng nên trộn cavit với một ít nước trước khi đưa vào xoang trám). Tuy vậy đây cũng là đặc điểm giúp chúng hàn kín bờ miếng trám.

2)    OXIDE KẼM-EUGENOL (ZOE).
1.       Thành phần:
-Bột: Oxyt kẽm (69%)
-Lỏng: Eugenol (85%)
           Dầu olive (15%): chất làm dẻo.

2.       Phản ứng đông kết: Tạo khung eugenolate kẽm không kết tinh, kết hợp với các hạt oxide kẽm chưa phản ứng.
- Không sinh nhiệt
- Nhanh nếu tăng nhiệt độ hay độ ẩm
- Thời gian đông: 2-10 phút (15-12h: ZOE trám bít ống tủy)

3.       Trộn xi măng
- Bay trộn, giấy trộn/ kính trộn dày (sử dụng phần nhám) (với ZOE-Alumina-EBA)
- Lấy lượng bột và lỏng tương ứng. Đưa bột về phía chất lỏng, thông thường phần lớn lượng bột đựa đưa vào trộn ngay lần đầu, miết theo chiều tới lui, lúc đầu trộn nhão, sau đó thêm bột vào cho đến khi đạt được khổi xi măng đặc, cứng, mịn, không có hạt lợn cợn, bề mặt láng và không dính vào bay trộn. (vì là phản ứng không sinh nhiệt, nên không cần chia nhỏ lượng bột và cũng không cần dùng kính trộn lạnh).

4.       Chú ý lâm sàng:
-Dùng để trám tạm trong quá trình nội nha (trám tạm khi băng thuốc, đặt Arsenic, sau khi vừa bít ống tủy...)
-ZOE có khả năng khử khuẩn, tuy vậy khả năng hở bờ lại cao hơn so với các vật liệu còn lại. Vì vậy khả năng chống tái nhiễm trong quá trình chữa tủy chủ yếu đến từ cơ chế sinh học diệt khuẩn của ZOE. Nếu trám tạm ZOE trong quá trình đặt thuốc diệt tủy có thể gây nên việc tràn thuốc ra ngoài gây hoại tử mô xung quanh. Do đó nhiều phòng khám có điều kiện, người ta sử dụng GIC để trám tạm sẽ tránh được tình trạng hở bờ. Nếu trám tạm bằng ZOE ta cần nhồi thật kĩ để hạn chế hở bờ.
-Có chỉ định sử dụng ZOE làm cement trám bít ống tủy trong nội nha. Tuy nhiên ZOE bị phân hủy tan rã theo thời gian, bởi vậy không nên dùng ZOE làm cement trám bít ống tủy cho răng vĩnh viễn, vì có thể làm trống ống tủy, gây nên tủy tái nhiệm, ZOE chỉ nên dùng làm cement trám bít cho răng sữa.
-ZOE để trám theo dõi sự đáp ứng của tủy ở những xoang sâu lớn. Vì ZOE có khả năng làm liền sẹo ngà do kích thích tạo ngà thứ cấp, hơn nữa chúng còn có tính giảm đau do làm giảm dẫn truyền thần kinh ở xinap, tính giảm viêm do ức chế giải phóng các chất kích thích viêm. Tuy nhiên, vì tính gảm đau, nên sau đó khi trám vĩnh viễn (composite, amalgam, GIC...) sau một thời gian có thể gây kích thích và chết tủy. Hơn nữa, ở những xoang lộ tủy, nồng độ eugenol giải phóng có thể gây độc tế bào. Do vậy đối với những xoang sâu ta nên che tủy trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc gián tiếp bằng canxi hydroxide.

3)    GIC
1.       Thành phần:
Bột: Calcium fluoroalumino silicate glass
Lỏng: acid polyacrylic.
2.       Phản ứng đông kết
- Phóng thích ion:
              +Acid hòa tan bột dẫn đến phóng thích ion Al3+, Ca2+, F-
              +Xi măng cứng trong 6-8 phút, sau đó 24h mới ổn định hoàn toàn.
- Tạo gel muối: Tạo polycarboxylate canxi nhạy với nước và dễ thủy phân. Vì vậy trong 24 h đầu, GIC rất dễ bị hòa tan bởi nước bọt.
- Khung đa muối (trong 7 ngày): Al3+ tạo các cầu muối nhôm giữa các chuỗi acid.
3.       Trộn xi măng
- Chia bột làm hai phần, hòa tan từng phần một.
- Trộn bằng cách xoay tròn trong vòng 30s, không cần miết, đến khi bề mặt bóng láng
4.       Đặc điểm sinh học:
- Có tính tương hợp sinh học.
- Có khả năng diệt khuẩn và phóng thích fluor.
- Thời gian đầu, GIC có tính acid nên gây nhạy cảm, sau 7-8h sẽ ổn định trở lại.
4) SO SÁNH CÁC LOẠI.
- Trong các loại trám tạm, khả năng hở bờ miếng trám của oxide kẽm-eugenol là cao nhất
- Khả năng hấp thu nước của cavit là cao nhất.
- Dưới tác động của lực bàn chải, Cavit là chất dễ bị mòn nhất và GIC là chất ít mòn nhất.
- Tóm lại, trong các vật liệu, chất có khả năng ít hở bờ, ít hấp thụ nước  và ít bị mài mòn vẫn là loại vật liệu nền nhựa: Bioplic.





Nhận xét